Cách lắp đặt tủ điện tụ bù giúp không bị phạt
Ngày đăng: 05/09/2023
Cách lắp đặt tủ điện tụ bù giúp không bị điện lực phạt tiền Trước tiên bạn cần quan tâm đến vấn đề sử dụng điện của nhà máy, xí nghiệp. Vậy khi nào, làm thế nào biết nhà máy thiếu bao nhiêu và phải bù công suất phản kháng bao nhiêu để giảm tiền phạt xuống mức thấp nhất.
Cách lắp đặt tủ điện tụ bù giúp không bị điện lực phạt  tiền 

Trước tiên bạn cần quan tâm đến vấn đề sử dụng điện của nhà máy, xí nghiệp.
Vậy khi nào, làm thế nào biết nhà máy thiếu bao nhiêu và phải bù công suất phản kháng bao nhiêu để giảm tiền phạt xuống mức thấp nhất.

Tất cả, những người  phụ trách về vấn đề về điện đều tính tới .Nhưng khi chưa  nhận thông báo từ điện lực về việc này nhưng họ chưa quan tâm nhiều vì nghĩ mua công suất phản kháng này chắc không cao lắm, tới khi điện lực gửi hóa đơn tiền điện có thêm dòng  “VC” trong hóa đơn và yêu cầu phải mua công suất phản kháng, có những đơn vị phải đóng tiền mua công suất phản kháng lên đến 15  triệu/tháng. Họ mới quan tâm việc này.

Vậy vì sao các nhà máy, xí nghiệp bị điện lực phạt tiền công suất vô công ?
Công  suất vô công còn được gọi là công suất  phảng kháng. Đây là công suất mà các nhà máy, xí nghiệp phải trả tiền nếu sử dụng điện năng có hệ số Cos Phi  nhỏ hơn 0.9.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp phải trả tiền do bị phạt công suất vô công.
Mức phạt này được quy định tại thông tư 15/2014/TT-BCN ngày 28/5/2014 của Bộ Công thương.
Nội dung quy định về mua, bán công suất phản kháng được tóm tắt như sau: Bên mua điện có công suất sử dụng cực  đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40kW trở lên và có hệ số công suất Cos phi  nhỏ hơn 0.9 phải mua công suất phản kháng.
Để nâng hệ số công suất (hệ số cos phi) mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng. Giải pháp này gọi là bù công suất phản kháng.
Tụ bù hoạt động theo nguyên lý .Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ nhận thành phần dòng điện phản kháng từ máy phát đưa đến qua hệ thống truyền tải phân phối, do đó kéo theo tổn thất công suất và hiện thượng sụt áp. Khi mắc các tụ song song với tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng đường đi như thành phần cảm kháng của dòng tải, vì vậy hai dòng điện này sẽ triệt tiêu lẫn nhau Ic = IL . Như vậy không còn tồn tại dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ. Đặc biệt, ta nên tránh định mức động cơ quá lớn cũng như chế độ chạy không tải của động cơ vì lúc này hệ số công suất của động cơ rất nhỏ (0.17) do lượng công suất tác dụng tiêu thụ ở chế độ không tải nhỏ.
Ưu điểm của tụ bù không những tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn,…đồng thời làm nhẹ tải cho máy biến áp, giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.

Chon tụ bù như thế nào?
 
Việc lắp tủ điện tụ bù trong sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng cũng cần lưu ý cách lắp đặt đối với từng quy mô sản xuất cũng khác nhau:
 
Cách lắp đặt tụ bù ở xưởng sản xuất nhỏ ,cơ sở sản xuất nhỏ lẻ 
Đối với xưởng, cơ sở sản xuất nhỏ thường có công suất tiêu thụ điện không nhiều, các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không cần thiết bị lọc sóng hài, công suất phản kháng thấp.
Nên các đơn vị có thể xem xét việc có cần thiết phải lắp tụ điện tụ bù hay không tùy vào khả năng kinh tế.Thường thì điện lực sẽ gợi ý lắp cho .
Tủ loại này rất đơn giản , họ thường chọn bù nền, bù tĩnh hay bù cố định.
Phương pháp lắp đặt đơn giản 
Nếu cơ sở muốn bù công suất phản kháng để tiết kiệm chi phí có thể mua về tự lắp đặt.
Tủ điện tụ bù để lắp đặt có cấu tạo khá đơn giản, gồm có: Vỏ tủ , 1 Aptomat để tắt bật, tụ bù công suất nhỏ , thường là :10kVAr đến 30kvar.
Vận hành thì tự tính theo lượng máy hoạt động mà tắt mở tụ.
Ưu điểm: Chi phí ít, 
Nhược điểm: Phải tự vận hành theo dõi , mất thời gian kiểm soát tụ, không chính xác,nhanh hỏng tụ.
Cách lắp đặt tụ bù ở cơ sở sản xuất vừa:
Đặc điểm cơ sở sản xuất vừa: công suất tiêu thụ điện năng ở mức trung bình,các thiết bị tạo ra sóng hài bé nên không cần thiết bị lọc sóng hài, công suất phản kháng cũng ở mức vừa phải.
Phương pháp lắp đặt giúp để không bị phạt tiền công suất phản kháng cần lắp tủ điện tụ bù nhiều cấp.
Bao gồm tụ bù thủ công (đóng ngắt bằng tay) và tụ bù tự động (có bộ điều khiển tự động).tùy vào chi phí.
Tuy nhiên, việc sử dụng các cấp tụ bù đóng ngắt bằng tay sẽ không đảm bảo độ nhanh nhạy và chính xác, hơn nữa lại rất mất thời gian, công sức để vận hành. Còn bù tự động lại khắc phục được các hạn chế đó của bù thủ công nên rất nhiều đơn vị áp dụng. Điểm nổi trội của tụ bù tự động chính là độ chính xác và hợp lý. Hơn nữa bộ điều khiển có thể tự động đóng ngắt thay phiên các cấp tụ bù, giúp đảm bảo độ bền của thiết bị. Bộ điều khiển tự động có các loại từ 4 cấp – 14 cấp.
Thiết bị tủ bù tự động chuẩn bao gồm: Vỏ tủ , bộ điều khiển tự động, Aptomat tổng, Aptomat từng cấp tụ bù, Contactor đóng ngắt được nối với bộ điều khiển, tụ bù, một số thiết bị hỗ trợ khác (đồng hồ đo Volt, Ampe, đèn báo pha,…), tủ tụ bù tiết kiệm điện.
Ưu điểm: thuận lợi , vận hành dễ dàng, lâu hỏng tụ.
Nhược điểm:chi phí nhiều hơn
Vậy doanh nghiệp của  bạn cần quan tâm đến tủ tụ bù . Đừng để mất đi một khoảng chi phí không đáng có giảm đi lợi nhuận của bạn.Nếu thấy cần lắp đặt tụ bù , hoặc có vấn đề liên quan tới tụ bù, hãy liên hệ với chúng tôi.
0
0 Đánh giá
Bạn đánh giá sao bài viết này?
Đánh giá ngay