Biến tần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?
Ngày đăng: 07/12/2023
Biến tần là một thiết bị điện, biến đổi tần số dòng điện đầu vào từ tần số này (thường là 50Hz, 60Hz) sang tần số khác ở đầu ra (phổ biến là từ 0 đến 400 hz). Biến tần chủ yếu được sử dụng để điều khiển tăng giảm tốc độ vòng quay của động cơ xoay chiều bằng cách tăng giảm tần số dòng điện...

Biến tần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

                                 

 1.Biến tần là gì?

 

     Biến tần là một thiết bị điện, biến đổi tần số dòng điện đầu vào từ tần số này (thường là 50Hz, 60Hz) sang tần số khác ở đầu ra (phổ biến là từ 0 đến 400 hz)

 

     Biến tần chủ yếu được sử dụng để điều khiển tăng giảm tốc độ vòng quay của động cơ xoay chiều bằng cách tăng giảm tần số dòng điện

 

2.Cấu tạo

                                                           

                                                                                          

     Mỗi loại biến tần có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điều khiển. Các thành phần chính của biến tần được thiết kế để hoạt động ổn định và bền bỉ trong môi trường công nghiệp. Cấu tạo của biến tần thường bao gồm các thành phần chính sau:

 

- Mạch nguồn: cung cấp điện năng cho toàn bộ biến tần.

- Mạch điều khiển: là trung tâm điều khiển của biến tần, nơi thực hiện chức năng điều khiển, lập trình và bảo vệ.

- Mạch chuyển đổi tần số: là mạch chính của biến tần, thực hiện chức năng biến đổi tần số dòng điện đầu vào 50Hz thành tần số dòng điện đầu ra điều chỉnh được từ 0 đến 400Hz. Mạch chính bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT.

- Mạch bảo vệ: bao gồm các thiết bị bảo vệ quá tải, bảo vệ quá dòng, bảo vệ các sự cố điện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống.

- Màn hình - bàn phím: được sử dụng để thực hiện các thao tác giám sát, cài đặt và điều khiển từ người vận hành.

- Ngoài ra biến tần còn có thể được tích hợp: module truyền thông, bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm (điện trở xả),...

 

3.Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của biến tần:

                                           

- Đầu tiên, nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz)

- Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Tiếp theo, thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.

 

4.Một số hãng sản xuất

Biến tần INVT

Biến tần Siemens

Biến tần Schneider

Biến tần LS

Biến tần ABB

Biến tần Mitsubishi

Biến tần FuJi

Biến tần Hitachi

 

 

0
0 Đánh giá
Bạn đánh giá sao bài viết này?
Đánh giá ngay