Công tắc tơ ( Contactor ) là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?
Ngày đăng: 07/12/2023
  Công tắc tơ là thiết bị trung gian dùng để đóng – ngắt mạch điện. Contactor đóng vai trò như một công tắc thông thường, nhưng nó được kích hoạt bằng điện. Ứng dụng dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển một dòng điện có công suất lớn; thông qua nút nhấn (bằng tay) hoặc cảm biến đóng ngắt tự động kích hoạt. Khi cấp nguồn cho cuộn dây contactor thì sẽ sinh ra một từ trường xung quanh lõi thép (5). Tạo thành nam châm điện sẽ hút kim loại xuống ...

Công tắc tơ ( Contactor ) là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

                                   

 

1. Công tắc là gì?

     Công tắc tơ là thiết bị trung gian dùng để đóng – ngắt mạch điện. Contactor đóng vai trò như một công tắc thông thường, nhưng nó được kích hoạt bằng điện. Ứng dụng dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển một dòng điện có công suất lớn; thông qua nút nhấn (bằng tay) hoặc cảm biến đóng ngắt tự động kích hoạt.

 

2. Cấu tạo

                                                 

                                                                   Cấu tạo Contactor

     Công tắc tơ (phiên âm tiếng Việt của từ “Contactor”) là loại khí cụ điện hạ áp dùng để đóng ngắt mạch động lực. Nó có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: 

(1) Nam châm điện: gồm có cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm; lõi sắt và cuối cùng là lò xo có tác dụng đẩy nắp trở về bị trí ban đầu.

(2) Vỏ bảo vệ bên ngoài làm bằng nhựa chịu nhiệt và vật liệu cách điện (bakelite, nylon,…). Với công tắc tơ khung – hở có thêm một lớp vỏ bảo vệ để chống bụi, độ ẩm,… 

(3) Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ.

                                                    Nguyên lý đoạt động Contactor

  • Tiếp điểm chính: là tiếp điểm thường hở đóng lại cấp nguồn điện vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại. Nó có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. 
  • Tiếp điểm phụ: có 2 trạng thái là thường đóng và thường mở. Và nó có khả năng cho dòng điện đi qua tiếp điểm <5A. Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn nam  châm trong contactor không được cung cấp điện (ở trạng thái nghỉ). Nó sẽ mở khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở. 

 

3. Nguyên lý hoạt động

     Khi cấp nguồn cho cuộn dây contactor thì sẽ sinh ra một từ trường xung quanh lõi thép (5). Tạo thành nam châm điện sẽ hút kim loại xuống (6). Đồng thờ, lờ xo (3) bị nén lại do phần lõi thép (6) và tiếp điểm di động (1) được tạo thành từ một khối. Nến tiếp điểm di động (1) sẽ được kéo xuống theo, và tiếp xúc với phần tiếp điểm tĩnh (7). Từ đó, phần nguồn mạch động lực (2) sẽ được thông vơi mạch động lực của động cơ (8).

 

                                                         

Cấu tạo Contactor

     Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì lò xo sẽ đảy lõi thép (6) về vị trí ban đầu. Vì thế, mạch điện giữa hai mạch động lực (2) và (8) được ngắt. 

4.Một số hãng sản xuất

  • CHINT – Trung Quốc
  • FUJI, MITSUBISHI - Nhật Bản
  • HIMEL , LS - Hàn Quốc
  • SCHNEIDER - Pháp
  • SIEMENS – Đức
0
0 Đánh giá
Bạn đánh giá sao bài viết này?
Đánh giá ngay