Công tắc hành trình là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động ?
- Công tắc hành trình là gì?
Công tắc hành trình là thiết bị giúp chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện để phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.
Công tắc hành trình WLCA12-2 OMRON
Công tắc hành trình dùng để đóng, ngắt, chuyển đổi mạch điện điều khiển trong truyền động điện tự động theo tín hiệu “hành trình” ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt mạch điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn.
- Cấu tạo và phân loại
a, Cấu tạo
Công tắc hành trình được cấu tạo gồm:
- Bộ phận nhận truyền động: đây là một bộ phận khá quan trọng của một công tắc hành trình, thứ làm nên sự khác biệt giữa chúng và các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc có nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.
- Thân công tắc: phần thân của công tắc sẽ bao gồm các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa giúp chúng va dâp, bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.
- Chân kết nối: đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.
b, Phân loại
Tùy vào cấu tạo và phương thức hoạt động công tắc hành trình được chia thành các loại sau: Lò xo, đòn, then khoá, đĩa quay, tiếp điểm tĩnh, con lăn, tiếp điểm động.
3, Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình khá đơn giản: thông thường một công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động như sau: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO).
Ở trạng thái bình thường không có sự tác động đến bộ phận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có sự tác động vào bộ phận truyền động sẽ làm cho chân COM chân NC tách ra sau đó và chân COM sẽ tác động vào chân NO. Tiếp theo đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.
- Một số hãng sản xuất
Chint, Andeli – Trung Quốc
Hanyoung Hàn Quốc
Pizzato – Ý
Schneider Pháp
Omron – Nhật Bản