Có nên mua chống sét lan truyền không?Tác hại của sét làn truyền?
Ngày đăng: 08/12/2023
Là hiện tượng gia tăng đột biến của xung điện áp hoặc sóng điện từ. Xung điện áp đột biến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với các thiết bị điện, thiết bị điện tử, camera cũng như mạng máy tính.Gây thiệt hại đến các thiết bị điện dẫn đến các chi phí thay thế sửa chữa thiết bị; chi phí phục hồi dữ liệu…

Tác hại của sét làn truyền. Có mua chống sét lan truyền không ?

                                           

 

1.Sét làn truyền là gì? Tác hại của sét lan truyền?

a, Sét lan truyền là gì

- Là hiện tượng gia tăng đột biến của xung điện áp hoặc sóng điện từ. Xung điện áp đột biến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với các thiết bị điện, thiết bị điện tử, camera cũng như mạng máy tính.
- Hiện tượng sét lan truyền đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Nhà hoặc nhà máy nằm gần vị trí bị sét đánh.
+ Xung điện áp đột biến được sinh ra bên trong chính các thiết bị, do bật tắt các tải điện như đèn, hệ thống nhiệt, motor, máy in laser, máy photocopy.
+ Đường dây dẫn điện trong khu vực bị hỏng.

b, Tác hại của set lan truyền

Gây thiệt hại đến các thiết bị điện dẫn đến các chi phí thay thế sửa chữa thiết bị; chi phí phục hồi dữ liệu…
- Gián đoạn sản xuất trong các nhà máy: thời gian vô công do ngưng vận hành, cơ hội thương mại mất đi, tổn thất do sự không hài lòng của khách hàng.

c, Cách phòng tránh sét lan truyền

Ngoài việc ngăn chặn sét trực tiếp bằng các thiết bị như cột thu lôi và hệ thống nối đất, chúng ta cũng phải cùng lúc ngăn chặn sét lan truyền bằng các thiết bị cắt sét sơ cấp, cắt sét thứ cấp và chống sét cho các thiết bị đầu cuối.

 

2.Chống sét lan truyền SPD

a, Chống sét lan truyền SPD là gì?

      Chống sét lan truyền là thiết bị nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác một cách an toàn.

                                               

b, Nguyên lý hoạt động

      SPD được thiết kế để hạn chế quá điện áp có nguồn gốc từ khí quyển và chuyển hướng dòng điện xuống đất, để giới hạn biên độ của quá điện áp này ở giá trị không gây nguy hiểm cho hệ thống lắp đặt điện, thiết bị đóng cắt và điều khiển điện.

Nguyên lý hệ thống bảo vệ song song

SPD loại bỏ quá áp

  • Ở chế độ chung, giữa pha và trung tính hoặc đất.
  • Ở chế độ vi sai, giữa pha và trung tính.

Trong trường hợp quá điện áp vượt quá ngưỡng hoạt động, SPD sẽ

  • Dẫn năng lượng xuống đất, ở chế độ chung.
  • Phân phối năng lượng cho các dây dẫn trực tiếp khác, ở chế độ vi sai.
  • Phân loại SPD
  • SPD loại 1
  • SPD Loại 1 được khuyến nghị trong trường hợp cụ thể của các tòa nhà công nghiệp và dịch vụ, được bảo vệ bởi hệ thống chống sét hoặc lồng lưới.
  • Nó bảo vệ các thiết bị điện chống sét đánh trực tiếp. Nó có thể xả dòng điện ngược do sét lan truyền từ dây dẫn đất đến dây dẫn mạng.
  • SPD loại 1 được đặc trưng bởi sóng dòng 10/350 µs.
  • SPD loại 2
  • SPD Loại 2 là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các hệ thống lắp đặt điện hạ thế. Được lắp đặt trong mỗi tủ điện, nó ngăn chặn sự lan truyền quá điện áp trong hệ thống lắp đặt điện và bảo vệ phụ tải.
  • SPD loại 2 được đặc trưng bởi sóng dòng 8/20 µs.
  • SPD loại 3
  • Loại SPD này có khả năng phóng điện thấp. Do đó, chúng bắt buộc phải được lắp đặt như một phần bổ sung cho SPD Loại 2 và ở gần các tải nhạy cảm.
  • SPD loại 3 được đặc trưng bởi sự kết hợp của sóng điện áp (1,2/50 μs) và sóng dòng điện (8/20 μs).

 

3.Các hãng sản xuất

Himel – Tây Ban Nha

Sneider – Pháp

China – Trung Quốc

 

 

 

 

0
0 Đánh giá
Bạn đánh giá sao bài viết này?
Đánh giá ngay